Cải bó xôi còn gọi là rau chân vịt, ba thái, có tên khoa học là Spinacia oleracea L. Chenopodiaceae. Cải bó xôi thường có cuống nhỏ và lá xanh đậm, lá mọc chụm lại ở một gốc bé xíu. Thân và lá dòn, dễ gãy, dập. Cải bó xôi không những là một món ăn ngon mà còn có tác dụng rất “thần kỳ” trong y học để phòng và chữa nhiều bệnh
CÔNG DỤNG
• Rau cải bó xôi chứa hơn 35 loại vitamin và dưỡng chất thiết yếu, giúp phòng ngừa và trị nhiều bệnh như:
– Chống ung thư tiền liệt tuyến, ung thư buồng trứng
– Giúp cải thiện chức năng tiêu hóa
– Giúp điều trị tăng huyết áp
– Giảm đái tháo đường
– Hạ mỡ máu
– Tốt cho mắt
Ngoài ra cải bó xôi còn có nhiều tác dụng khác như giảm hen suyễn, quáng gà, đục thủy tinh thể, viêm gan, đau đầu, đau mắt, viêm đau khớp, nóng trong người, rụng tóc, táo bón ở người già…
CÁCH SỬ DỤNG
• Về giá trị dinh dưỡng, ta có thể chế biến rau thành các món ăn ngon để bồi bổ cho sức khỏe, nạp năng lượng cho cơ thể ..
• Ta có thể chế biến thành các món như: Bó xôi xào thịt bò, bó xôi xào tỏi, súp rau bó xôi với phomat, súp rau với đậu hà lan, canh bó xôi, canh rau bó xôi với trứng muối, rau bó xôi xào thịt …. Khi chế biến, nên nấu ở nhiệt độ vừa đủ nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.
LƯỢNG DÙNG
• Một bó rau bó xôi khoảng vài trăm gram mỗi ngày là nguồn cung cấp năng lượng cũng như tăng khả năng chống lại bệnh tật. Lưu ý: Người bị sỏi thận, lao phổi, lạnh bụng không nên ăn cải bó xôi quá nhiều.
CÁCH BẢO QUẢN
• Không rửa rau bó xôi trước khi cho vào tủ lạnh, và chỉ rửa trước khi bỏ ra sơ chế hoặc ăn. Lưu ý nên bọc gói rau bó xôi riêng biệt khi bỏ vào tủ lạnh. Rau bó xôi khi vàng (vẫn còn ăn được) khi luộc ta cho thêm chút muối, rau sẽ xanh trở lại