Su hào còn gọi là phiết làn, giới lan, giá liên, ngọc man thanh. Su hào hay xu hào là một giống cây trồng thân thấp và mập của cải bắp dại, được chọn lựa vì thân mập, gần như có dạng hình cầu, chứa nhiều nước của nó. Su hào được tạo ra từ quá trình chọn lọc nhân tạo để lấy phần tăng trưởng của mô phân sinh ở thân, mà trong đời thường được gọi là củ. Nguồn gốc tự nhiên của nó là cải bắp dại.
Thành phần hóa học:
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g Su hào gồm: Nước 91 g, Năng lượng 113 kJ (27 kcal), Cacbohydrat 6.2 g, Đường 2.6 g, Chất xơ thực phẩm 3.6 g, Chất béo 0.1 g, Chất đạm 1.7 g, Vitamin C (75%) 62 mg.
Theo đông y:
Su hào có tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hóa đờm, giải khát, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Chủ yếu dùng chữa nước tiểu đục, đi ngoài ra máu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tỳ hư hỏa vượng, trúng phong bất tỉnh.
Su hào được mệnh danh là “thần dược” của mùa đông. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nếu bạn thường xuyên ăn su hào vào mùa đông sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, từ đó nâng cao phòng ngừa và đẩy lùi các nguy cơ gây bệnh khác.
Công dụng của su hào
Chữa tiêu đờm:
Chủ yếu dùng lúc bị nước đái đục, đi ngoài ra máu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tì hư hỏa vượng, bụng lạnh nhiều đờm, trúng phong bất tỉnh.
Cách dùng: Nấu canh, ăn sống hoặc nấu với thịt. Giã nát đắp ngoài da hoặc nghiền bột hít vào mũi. Kiêng kị: ăn nhiều hao khí tổn huyết.
Trường hợp đờm nhiều thở gấp:
Cách dùng:Thân hoặc lá su hào rửa sạch cắt miếng. Cho dầu mè (vừng) vào xào làm canh ăn ngày một đến hai lần hoặc Su hào bỏ vỏ giã nát, thêm mật ong ăn với nước đun sôi.
Tốt cho tim mạch:
Lượng kali dồi dào có trong su hào giúp kiểm soát tốt nhịp tim và giảm những nguy cơ liên quan đến vấn đề tim mạch. Vì thế, bạn hãy uống nước su hào sau khi tập những bài thể dục về tim mạch để đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, với hàm lượng phospho cao, nước su hào khi kết hợp với nước táo xanh cũng giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
Tốt cho xương, thần kinh và cả các hệ cơ:
Khi chúng ta già, xương sẽ suy yếu, nhưng có một cách tốt nhất để tránh hoặc làm chậm quá trình này là sử dụng thực phẩm. Su hào là một trong số đó, với lượng mangan cao, sắt, canxi. Phòng ngừa bệnh loãng xương là điều nên làm khi bạn còn trẻ.
Ngoài ra, lượng kali có trong su hào tốt cho chức năng thần kinh và hệ cơ, bởi khi các bộ phân cơ thể nhận đầy đủ lượng kali sẽ làm cho chúng ta xử lý thông tin nhanh và không bị kích động khi gặp chuyện rắc rối.
Giúp cho thai nhi phát triển tốt:
Các vitamin và khoáng chất có trong su hào như selen, axit folic, kali, magiê… giúp bổ sung dưỡng chất cho quá trình mang thai tốt hơn, hoạt động não bộ, hệ thần kinh của trẻ khỏe hơn.
Tăng cường hệ miễn dịch:
Su hào là một trong những thực phẩm giàu vitamin C nhất. Thời tiết giao mùa, cơ thể có khả năng nhiễm một số bệnh như sốt, cảm cúm, ho, viêm họng… Nên bổ sung lượng su hào trong bữa ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng phòng tránh bệnh tốt hơn.
Ngoài ra, su hào còn sử dụng nhiều trong các bài thuốc như: Viêm loét dạ dày,hành tá tràng ,chữa âm nang (tinh hoàn sưng to), chữa tỳ hư hỏa thịnh đờm tích ở vùng ngực, phòng hen suyễn……
Chế biến: canh su hào hầm thịt bò, mực xào su hào, canh sườn xào su hào, dưa góp su hào….
Bảo quản: nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.