TÁO Rockit New Zealand – CHÍNH HIỆU
100% nói không với chất bảo quản & trái cây Trung Quốc!
1. Giống và chủng loại của Táo Rockit
Táo Rockit là dòng táo có nguồn gốc xuất xứ từ vịnh Hawke của New Zealand với hình dáng nhỏ, vỏ ngoài màu hồng đậm pha chút sắc vàng.
Táo rockit là dòng táo biến đổi gen, được lai tạo từ nhiều giống táo khác nhau để tạo sự độc đáo và riêng biệt. Táo Rockit có hình dáng nhỏ, vỏ ngoài màu hồng đậm pha chút sắc vàng nhìn qua khá giống với quả xuân đào, căng bóng và cầm rất chắc tay.
Đặc biệt là thịt Rockit chắc giòn, hàm lượng nước cao, phần thịt màu trắng ngà như kem,vị ngọt đậm tưởng như đang ăn Envy nhưng cũng thoang thoảng vị của Fuji hay táo Queen.
2. Xuất xứ và mùa vụ Táo Kiku
Xuất xứ: Newzealand
3. Dinh dưỡng & Lợi ích sức khỏe
Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho não như đường, vitamin, khoáng chất, táo còn chứa một lượng lớn nguyên tố kẽm. Kẽm là nguyên tố không thể thiếu đối với cơ thể, kẽm có quan hệ mật thiết với acid nucleic, protein làm trí nhớ của não người, nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể.
Ngoài ra táo còn chứa các nguyên tố vi lượng khác như canxi, kali, sắt, phốtpho, các vitamin C, B1, B2.
Lượng magiê và kali trong táo giúp điều chỉnh áp suất máu và giữ cho nhịp đập tim ở mức ổn định, chất chống ôxy hoá tự nhiên giúp bảo vệ thành mạch máu .
Vỏ táo giàu chất xơ và có lợi cho hệ tiêu hóa, hơn 1 nửa lượng vitamin C của quả táo đều nằm ở vỏ.
Đường tự nhiên trong táo không ảnh hưởng tới bệnh nhân tiểu đường.
Mặt khác, mùi thơm đặc trưng của táo có tác dụng giải tỏa sự căng thẳng, làm cho tinh thần thoải mái, vui vẻ.
4. Lưu ý bảo quản Táo
Để táo không bị thâm, ta cắt táo rồi nhúng qua nước lạnh có pha vài giọt chanh hoặc muối loãng.
Nhiệt độ bảo quản: Bảo quản tại nhà: Tủ lạnh từ 4 đến 8 độ C. Táo giữ được độ tươi, độ giòn trong vòng 1-4 tuần. Sau thời gian này, táo sẽ ngọt hơn, độ PSI thấp hơn (táo xốp hơn). Cần tránh để táo với các thực phẩm có mùi khác như hành, tỏi, táo sẽ dễ nhiễm mùi.
Các trường hợp cần lưu ý:
Táo bị thâm bên trong: Vỏ quả táo rất khỏe, hơn nữa thường được tráng một lớp sáp ong trước khi xuất khẩu (táo Washington) nên rất ít khi hỏng từ bên ngoài, trừ khi vỏ bị dập trong quá trình vận chuyển.
Cuống táo là nơi nhạy cảm nhất, thường chỉ một vết xước nhỏ ở cuống, hoặc có nước đọng cũng làm vi khuẩn thâm nhập quả táo và làm hỏng táo từ bên trong.
Táo bị xốp: Táo bị xốp không phải là táo hỏng mà do là độ giòn (PSI) bị giảm đi. Nhiều người lại thích ăn táo xốp vì nó không quá cứng, nhất là khi cho trẻ em ăn. Táo xốp thường rất ngọt. Táo xốp vẫn đảm bảo chất lượng và hàm lượng vitamin trong quả. Táo xốp do nhiều nguyên nhân:
- Thứ nhất: là bản thân quả táo khi hái đã chín nên kể cả khi bảo quản lạnh đúng tiêu chuẩn, nó vẫn chín và trở nên xốp hơn.
- Thứ hai: là do lỗi quá trình bảo quản nhiệt độ không đúng tiêu chuẩn làm táo chín nhanh hơn.