Hướng dẫn sử dụng Lựu Kim Cương (Kg)

Lựu là một loại quả giàu chất chống oxi hóa, lại có hương vị thơm ngon nên rất được yêu thích trên thị trường trái cây nhập khẩu.

Khi du lịch tại đất nước Thái Lan, chúng ta không còn lạ gì những xe bán nước ép với những chai nước ép lựu màu đỏ đậm cực kì hấp dẫn. Vì sao nước ép lựu ở Thái lại có màu sắc đẹp và hương vị thơm ngon như vậy, hãy cùng Hoa Biển tìm hiểu về giống lựu của đất nước láng giềng nhé…!

Lựu Thái có ruột đỏ, cơm dầy, mọng nước, hạt siêu mềm có thể ăn được, vỏ màu đỏ hồng phối sọc vàng. Mặc dù lớp vỏ có màu nhạt, nhưng bên trong lại sở hữu vị ngọt đậm đà.

Lựu là một loại quả không kén khách, đặc biệt lựu luôn được các mẹ bầu săn lùng bởi lời truyền tai trong dân gian “mẹ bầu ăn lựu sinh con sẽ có lúm đồng tiền rất duyên”.

Những công dụng của quả lựu

Làm đẹp da

Bên cạnh quả gấc, quả cam và chanh thì lựu từ lâu đã trở thành một tinh chất quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Do lựu chưa nhiều khoáng chất, các chất oxy hóa, polyphenol, anthocyanins và các khoáng chất như axit linoleic, vitamin C, canxi, magie, kẽm giúp bổ sung nước cho da bị mất nước, đặc biệt có hiệu quả làm sáng mịn làn da của bạn.

Công dụng của quả lựu trong việc kháng khuẩn

Lựu chứa các chất giúp kháng khuẩn, chống viêm, vì vậy ăn lựu điều độ sẽ giúp bạn hỗ trợ điều trị các bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, ức chế các vi khuẩn gây hại và ổn định niêm mạc ruột. Bạn không cần lo lắng những tác dụng phụ do lựu gây ra.

 Quả lựu phòng bệnh tim mạch

Được mệnh danh là ông vua của chất chống oxy hóa, ít có loại quả nào sánh bằng lựu trong việc ngăn chặn các gốc tự do oxy hóa, các chứng viêm gây ra. Ăn lựu thường xuyên có tác dụng phòng ngừa hoặc giảm nhẹ quá trình phát sinh xơ vữa động mạch, thậm chí là ung thư.

 Cầm giữ, làm se ruột

Thưởng thức quả lựu ta thấy có vị chua do chứa chất alkaloid (kiềm sinh vật) và axit ursolic có hiệu quả cầm giữ rất tốt, giúp làm se ruột ngăn chảy máu đường ruột, hỗ trợ điều trị kiết lỵ, tiêu chảy, tiểu ra máu, bệnh trĩ hiệu quả.

Chọn quả chín, không sứt sẹo, dập nát, rửa sạch để ráo nước, lau khô cho vào túi PE, mỗi túi 3-4 quả. Bảo quản lạnh ở nhiệt độ dưới 5 độ C là tốt nhất (có thể giữ lựu tươi để ăn từ mùa này sang mùa sau, trong thời gian bảo quản trái lựu vẫn tiếp tục chín chậm nên các dưỡng chất ít bị hao phí so với bảo quản ở nhiệt độ thông thường).

Quả lựu sau khi tách vỏ thường gọi là “hạt lựu” có màu hồng bóng đẹp, gồm áo hạt và hạt; có thể dùng tươi để ép nước hoặc chế các món ăn, tăng hương vị và hình thức hấp dẫn hoặc sấy khô để bảo quản được lâu. Có thể bảo quản “hạt lựu” tươi bằng cách cho vào túi PE (túi mới chưa dùng) khoảng 200 -500g mỗi túi rồi dán kín, sau đó cho vào ngăn đá tủ lạnh để ăn dần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *