Hướng dẫn sử dụng Quýt Sunkist (kg)

Nguồn gốc quả quýt sunkist Mỹ

Quýt Sunkist Mỹ phát triển ở những khu vực khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới ấm nóng. Các chủng loại phổ biến của quýt bao gồm quýt Valencia, Navel, Jaffa. Hiện nay,quýt sunkist Mỹ được trồng rộng rãi ở Úc, Mỹ, Brazil, Bắc Phi, Địa Trung Hải.

Cam quýt Sunkit Mỹ có chất lượng hảo hạng. Trái quýt to tròn, vỏ có màu  cam và sáng tự nhiên như ánh mặt trời. Quýt sunkist rất dễ để lột vỏ do có lớp vỏ mỏng.

Khi lột quýt ra, phần thịt trái bên trong với những tép mọng nước, màu vàng tươi, không hạt và ít xơ. Ăn vào có vị ngọt đậm đà và có mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu.

Ăn quýt có tác dụng gì?

Giống như tất cả các loại trái cây họ cam quýt, quả quýt có lượng vitamin, khoáng chất và hợp chất chống oxy hóa dồi dào. Chính vì thế, khi ăn quýt bạn sẽ nhận được các lợi ích sức khỏe như:

2.1 Giá trị dinh dưỡng trong quả quýt

Quả quýt chứa nhiều vitamin C cũng như là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Bên cạnh đó, quýt còn chứa nhiều thiamin, vitamin B6, đồng, kali, vitamin B5,… Cụ thể, trong 1 quả quýt cỡ trong bình (nặng 88gr) sẽ chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng sau:

  • Lượng calo: 47
  • Chất đạm : 0.7 gam
  • Chất béo : 0.3 gam
  • Carbohydrate : 12 gram
  • Chất xơ : 1.6 gam
  • Đường : 9.3 gam

2.2 Tốt cho da

Trong quả quýt chứa một lớn vitamin C, đây là một chất có thể giúp làn da khỏe mạnh. Cụ thể, nó giúp cơ thể tạo ra collagen. Collagen là một chất giúp làn da trông trẻ trung hơn. Ngoài ra, vitamin C cũng đã được chứng minh là có thể giúp ngăn ngừa và điều trị tổn thương da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

2.3 Giúp tóc chắc khỏe

Hàm lượng vitamin B12 có trong quả quýt có thể giúp ngăn rụng tóc và kích thích tóc mọc nhanh hơn. Bên cạnh đó, vitamin C giúp tăng hấp thụ chất sắt giúp tóc bóng đẹp và chắc khỏe hơn.

2.4 Tốt cho mắt

Quýt giàu beta-carotene và beta-cryptoxanthin, những chất này sẽ chuyển thành vitamin A khi đưa vào cơ thể. Vitamin A là chất có lợi cho việc bảo vệ đôi mắt của bạn khỏe mạnh lâu hơn.

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C có nhiều trong quả quýt cũng có tác dụng trị hoãn sự khởi phát của bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

2.5 Tăng sức đề kháng

Hàm lượng vitamin C đáng kể mà quả quýt mang lại là một nguồn dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Với một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bạn không gặp phải những bệnh vặt như cúm, cảm lạnh….

2.6 Tốt cho tim mạch

Quýt là một nguồn cung cấp chất xơ tốt cho cơ thể. Chất xơ hòa tan đã được chứng minh là có thể giúp giảm cholesterol xấu (LDL). Khi mức cholesterol LDL giảm, bạn sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hoặc đột quỵ.

Chất xơ trong quýt cũng là một chất có thể giúp kiểm soát huyết áp cao – nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.

Ngoài ra, quýt cũng chứa kali. Kalia là khoáng chất có khả năng làm giảm huyết áp bằng cách loại bỏ natri dư thừa và làm giảm căng thẳng trong thành mạch máu.

2.7 Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Một số nghiên cứu ghi nhận, trong quýt có chứa chất nobiletin nên có thể khuyến khích cơ thể đốt cháy chất béo và ngăn ngừa quá trình sản sinh chất béo. Vì thế, tiêu thụ quýt cũng giúp bạn tránh được các bệnh gây ra bởi chất béo tăng cao trong cơ thể, như bệnh tiểu đường tuýp 2.

2.8 Giúp xương chắc khỏe

Cùng với kali, hàm lượng canxi và magie trong quả quýt cũng được đánh giá cao. Đây là những khoáng chất có thể giúp tăng mật độ khoáng xương, giúp xương của bạn chắc hơn và ít bị gãy hơn.

2.9 Giúp giảm cân

Quýt là loại quả có thể cung cấp cho cơ thể hàm lượng nước và chất xơ cao, nên ăn quýt sẽ giúp cơ thể nhanh no và lâu đi. Điều này có lợi cho những người đang trong chế độ ăn kiêng.

Bên cạnh đó, các vitamin có quả quýt cũng có tác dụng ức chế việc tạo ra các hormone gây căng thẳng, từ đó ngăn chặn việc tích trữ chất béo. Cho nên, quýt được xem như một loại trái cây lành mạnh, an toàn trong việc giảm cân, giảm béo phì.

2.10. Chống ung thư

Trong quả quýt chứa chất các chống oxy hóa có đặc tính chống ung thư. Ngoài ra nhờ giàu hàm lượng vitamin C nên ăn quýt còn giúp ngăn chặn sự hình thành, phát triển của khối u, thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương và tăng cường hiệu quả của hóa trị.

Chất flavonoid trong trái cây họ cam quýt còn giúp ngăn ngừa mắc bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư dạ dày và phổi.

Quýt có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh. Nếu bảo quản trong tủ lạnh, nhiệt độ thích hợp nhất từ 7oC – 10oC. Đối với cả hai phương pháp bảo quản, Quýt thường sẽ để được trong khoảng 2 tuần và hầu như sẽ giữ được cùng hàm lượng vitamin.

Cách tốt nhất để bảo quản Quýt là để tự nhiên thay vì cho vào túi nhựa vì nếu tiếp xúc với độ ẩm, Quýt có thể dễ dàng xuất hiện nấm mốc.

Quýt vị ngọt thanh, ít xơ thường dùng để ăn tươi chứ không nên ép nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *